Phát triển Tupolev Tu-22M

Bối cảnh

Chiếc Tu-22 'Blinder' không mang lại nhiều thành công như mong đợi, ở một số khía cạnh còn kém hơn cả chiếc Tu-16 'Badger' trước đó. Đặc biệt, tầm hoạt động và tính năng cất cánh của nó là những điểm yếu nhất. Thậm chí ngay khi 'Blinder' đã đi vào hoạt động, Phòng thiết kế Tupolev đã bắt tay vào một bản thiết kế thay thế cho nó.

Tương tự như hai dự án cùng thời là Mikoyan-Gurevich MiG-23 'Flogger'Sukhoi Su-17 'Fitter', các ưu điểm của kiểu cánh biến đổi dạng hình học dường như khá hấp dẫn, cho phép kết hợp tính năng cất cánh đường băng ngắn, tốc độ bay tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả, duy trì tốc độ cao tốc, khả năng bay thấp. Kết quả là một loại máy bay cánh cụp cánh xòe mới được đặt tên là Samolet 145, xuất xứ từ loại Tu-22, với một số đặc điểm vay mượn từ loại Tu-98 'Backfin' đã bị hủy bỏ.

Nguyên mẫu đầu tiên, Tu-22M0, cất cánh lần đầu ngày 30 tháng 8 năm 1969. NATO đã quan sát được chiếc máy bay này ở cùng thời điểm. Trong nhiều năm phương Tây tin rằng tên định danh trong hoạt động của nó là Tu-26. Trong những cuộc đàm phán SALT hồi thập niên 1980 người Liên Xô gọi nó là Tu-22M. Ở thời điểm đó, chính quyền các nước phương Tây nghi ngờ sự gian dối trong đặt tên định danh là có chủ đích nhằm tạo cảm giác nó chỉ đơn giản là một biến thể của loại Tu-22 chứ không phải là một loại vũ khí hiện đại hơn nhiều trong thực tế. Bây giờ rõ ràng Tu-22M là tên định danh chính xác, và sự liên quan của nó với loại Tu-22 trước đó là hành động có chủ đích của Tupolev nhằm thuyết phục chính phủ Xô viết rằng đó là một loại máy bay kinh tế, tiếp nối chiếc máy bay trước đó. Thực tế, bánh đáp phía trước và khoang chứa bom được lấy từ loại Tu-22 nguyên bản. (Tương tự như điều xảy ra ở Hoa Kỳ trong thập niên 1950 với chiếc máy bay Lockheed F-94C Starfire, nguyên bản là F-97, và North American F-86D Sabre, nguyên bản là F-95.)

Chỉ chín chiếc Tu-22M0 giai đoạn tiền sản xuất được chế tạo, tiếp theo đó là chín chiếc Tu-22M1 năm 19711972. Chúng được NATO gọi là Backfire-A'.

Sản xuất

Bên phải buồng láiBên trái buồng lái

Phiên bản sản xuất hàng loạt đầu tiên, bắt đầu được chế tạo năm 1972, là chiếc Tu-22M2 ('Backfire-B'), với cánh dài hơn và thân được thiết kế lại hầu như toàn bộ (đủ chỗ cho phi đội bốn người, sử dụng hai động cơ NK-22 với kiểu cửa hút khí giống loại F-4 Phantom II, và bộ bánh đáp mới đặt trong cánh chứ không phải trong các vỏ lớn. Chúng thường được trang bị tên lửa hành trình/tên lửa chống tàu, thường là một hay hai quả tên lửa chống tàu AS-4 'Kitchen'. Một số chiếc Tu-22M2 sau này được tái trang bị với động cơ NK-23 mạnh hơn và được đặt tên định danh Tu-22M2Ye. Trong hoạt động, Tu-22M2 được các phi công gọi là Dvoika ('Deuce'). Nó thông dụng hơn loại Tu-22, nhờ tính năng thao diễn cao và buồng lái được cải tiến, nhưng sự tiện nghi và độ tin cậy vẫn còn thấp hơn mong đợi.

Chiếc Tu-22M3 (tên hiệu NATO 'Backfire C') sau này, cất cánh lần đầu năm 1976 và đi vào hạot động năm 1983, có động cơ NK-25 mới với công suất lớn hơn, cửa hút gió hình nêm giống của MiG-25, cánh với góc chéo tối đa lớn hơn, và một mũi hếch đặt radar Leninets PN-AD và hệ thống hoa tiêu/tấn công NK-45, cải thiện khả năng bay tầm thấp (dù không thực sự là kiểu bay nap-of-the-earth). Súng đuôi được sửa chỉ còn một khẩu, và có chỗ sẵn cho việc lắp đặt bệ phóng quay cho loại tên lửa AS-16 'Kickback', tương tự loại AGM-69 SRAM của Mỹ. Chiếc máy bay mới có tính năng thao diễn tốt hơn loại -M2. Nó được các phi công đặt tên hiệu Troika ('Trio'), dù rõ ràng thỉnh thoảng nó vẫn được các binh sĩ Nga gọi là 'Backfire'.

Một điều còn gây tranh cãi liên quan tới khả năng tái nạp nhiên liệu trên không của loại Tu-22M. Khi chế tạo, Tu-22M đã được dự tính sẵn một cần tái nạp nhiên liệu trên không ở phần trên mũi. Thiết bị này được cho là đã bị dỡ bỏ sau các cuộc đàm phán SALT, dù nó có thể được lắp lại dễ dàng khi cần thiết, và trên thực tế một chiếc Tu-22M với cần nạp nhiên liệu có thể được thấy tại Sân bay Riga ngày nay.

Tu-22M (lưu ý cần nạp nhiên liệu) tại Riga

Một số lượng nhỏ, có lẽ 12 chiếc Tu-22M3 đã được chuyển đổi theo tiêu chuẩn Tu-22M3(R) hay Tu-22MR, với radar Shompol quan sát bên và thiết bị ELINT khác. Một biến thể chuyên dùng cho chiến tranh điện tử, tên định danh Tu-22MP, được chế tạo năm 1986, nhưng tới nay rõ ràng chỉ hai hay ba nguyên mẫu được chế tạo. Một số chiếc 'Backfires' con lại đã được nâng cấp thiết bị và các hệ thống điện tử theo tiêu chuẩn Tu-22ME (không có tên hiệu riêng của NATO cho tới hiện tại).

Tổng số lượng chế tạo của tất cả các biến thể là 497 chiếc gồm cả giai đoạn tiền sản xuất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tupolev Tu-22M http://www.spacewar.com/reports/Russian_Arms_Expor... http://www1.airliners.net/search/photo.search?fron... http://www.fas.org/nuke/guide/russia/bomber/tu-22m... http://www.globalsecurity.org/wmd/world/russia/tu-... http://www.aeronautics.ru/news/news001/afm170.htm http://airwar.ru/enc/bomber/tu22m3.html http://www.aviation.ru/Tu/#22 http://vs.milrf.ru/armament/marine/krm_x22.htm http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/x22/x22.... http://warfare.ru/?linkid=1618&catid=257